Tạo trải nghiệm nhân viên: phòng ban nào chịu trách nhiệm?

Category: Blog

Việc đặt yếu tố con người lên hàng đầu không còn là yêu cầu, mà là kỳ vọng. Do đó, doanh nghiệp cần có chiến lược hợp lý về trải nghiệm nhân viên. Sau đây là những gì bạn cần biết để bắt đầu.

Theo khảo sát từ Workplace from Meta 2021:

· 43% doanh nghiệp nói rằng đại dịch đã ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm nhân viên
· 61% công ty chỉ có chiến lược cơ bản hoặc chưa xác định chiến lược về trải nghiệm nhân viên
· 70% nhân viên tuyến đầu trên toàn cầu cảm thấy hoặc phải đối mặt với nguy cơ bị kiệt sức

Trong khi đó, kết quả khảo sát người đi làm của Anphabe ghi nhận tình trạng nghỉ việc ồ ạt (The Great Resignation) đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, tỷ lệ lên đến 40%, theo đó, ngành Pháp lý, Nhân Sự, Marketing có tỉ lệ nghỉ việc cao nhất (hơn 40%), 36% trong đó đến từ những lao động trẻ tuổi.
Rõ ràng, tình trạng “nghỉ việc ồ ạt” đang diễn cho thấy động lực làm việc của người đi làm đã thay đổi. Nhân viên giờ đây nắm quyền kiểm soát và không ngại tìm kiếm trải nghiệm phù hợp với mình. Trong đó, trải nghiệm nhân viên cần đáp ứng tháp nhu cầu mới của người đi làm với những yếu tố như:
– Quyền truy cập (kỳ vọng rằng nhân viên sẽ có quyền truy cập bình đẳng vào thông tin và các nguồn lực);
– Năng lực (cung cấp cho họ công cụ cần thiết để làm việc, bao gồm hoạt động chia sẻ thông tin, quản lý kiến thức, giao tiếp nội bộ, đào tạo và hơn thế nữa);
– Sự kết nối (Nhân viên muốn cảm thấy mình là một phần của cộng đồng và các công ty vun đắp được điều đó sẽ gặt hái phần thưởng là hiệu quả và lòng trung thành);
– Sự tôn trọng (cảm thấy được ghi nhận, lắng nghe và trân trọng);
– Cảm giác thuộc về (nhân viên có thể là chính mình ở nơi làm việc);
Đó là lý do vì sao công ty cần nghiêm túc đầu tư vào tạo trải nghiệm nhân viên để thu hút và giữ chân nhân tài với tổ chức.
Để làm được điều đó, mỗi đơn vị phòng ban sẽ có những nhiệm vụ cụ thể như sau:

Vai trò của bộ phận Nhân sự

Dù trải nghiệm nhân viên quả thực là nỗ lực của nhiều bộ phận chức năng nhưng bộ phận Nhân sự mới là người cầm lái. Những người đứng đầu bộ phận Nhân sự chịu trách nhiệm phân công đội ngũ phù hợp, ưu tiên các lĩnh vực trọng tâm và thiết kế chương trình, chính sách tổng thể trong suốt vòng đời của nhân viên. Họ đảm nhận hoàn toàn trách nhiệm về vấn đề này.

Vai trò của bộ phận Truyền thông

Một trong những rủi ro lớn nhất khi thành lập cộng đồng trong tổ chức chính là sự hiểu lầm hay thậm chí nghiêm trọng hơn là không có thông tin. Vai trò thiết yếu của bộ phận Truyền thông là tạo và quản lý các kênh để truyền tải đúng cách và đều đặn thông tin đến mọi người, cũng như để hỗ trợ cộng đồng phát triển. Truyền thông không chỉ đơn giản là gửi email. Bạn cần có sự đầu tư và đổi mới để nhân viên có thể trò chuyện, khám phá ý tưởng, chia sẻ sở thích và hơn thế nữa.
Vai trò của bộ phận Công nghệ thông tin (CNTT)
Bộ phận CNTT đóng vai trò then chốt trong trải nghiệm nhân viên khi gỡ bỏ rào cản và cung cấp công nghệ nhằm thúc đẩy mục tiêu của tổ chức. Ban lãnh đạo CNTT hỗ trợ mục tiêu của doanh nghiệp bằng cách xây dựng quan hệ kết nối và tiếp sức cho lực lượng lao động.

Vai trò của ban lãnh đạo

Cấp lãnh đạo giữ vai trò quyết định đối với trải nghiệm nhân viên thông qua việc ủng hộ lĩnh vực này làm mục tiêu ưu tiên của doanh nghiệp một cách công khai và rõ ràng. Tổng Giám đốc cần áp dụng các cách làm việc mới, xây dựng thương hiệu cá nhân để minh chứng cho những giá trị mà họ muốn thấm nhuần trong toàn bộ tổ chức.

Thông điệp bạn muốn chia sẻ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *