Làm thế nào để doanh nghiệp không “chảy máu chất xám”?
“Giữ chân nhân viên” dường như đã trở thành cụm từ phổ biến với tất cả những người đang làm việc trong lĩnh vực nhân sự. Nhưng liệu giữ chân nhân viên có thật sự quan trọng hay không và tại sao cần phải thực hiện điều đó?
Con người là yếu tố cốt lõi của mỗi doanh nghiệp
Đội ngũ nhân sự là cốt lõi trong mỗi doanh nghiệp. Khả năng phát triển của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào tầm nhìn và khả năng của nhà lãnh đạo mà còn phụ thuộc vào việc phân bổ hợp lý nguồn nhân lực trong tổ chức. Không ai khác, đội ngũ nhân sự sẽ là người thiết kế và thực thi các chiến lược, kế hoạch để đưa doanh nghiệp của bạn tới thành công.
Doanh nghiệp có thể vay mượn vốn từ ngân hàng, có thể học hỏi mô hình kinh doanh của đối thủ nhưng không thể nào có được một nguồn nhân lực như nhau. Nhân lực là tài sản riêng không thể sao chép của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn không chú trọng giữ gìn tài sản đó, bạn sẽ đánh mất “nội lực” của doanh nghiệp.
Mỗi nhân viên là một “khoản đầu tư”
Đứng ở góc độ một người kinh doanh/chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý nhân sự, bạn cần hiểu rằng, nhân viên là một “khoản đầu tư” của tổ chức. Thậm chí, bạn hoàn toàn có thể tính được giá trị cụ thể của một nhân viên dưới góc độ tài chính khi trả lời những câu hỏi sau:
Mất đi một nhân viên, doanh nghiệp sẽ mất những chi phí gì?
Chi phí để thay thế một nhân viên là bao nhiêu?
Cạnh tranh trên thị trường
Sự bùng nổ của mạng xã hội, những chuyển dịch trong cơ cấu lao động cùng cơ hội tiếp cận thông tin ngày càng rộng mở đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức, hành vi và thói quen tìm việc của ứng viên. Không khó gì cho một nhân viên có khả năng tìm được bến đỗ với những đãi ngộ phù hợp với nhu cầu dựa trên năng lực của họ. Nếu bạn để vuột mất cơ hội giữ chân những nhân viên giỏi nhất của mình, khả năng cao họ có thể “đầu quân” cho các công ty đối thủ.
Chỉ cần một bước đi sai lầm trong chiến lược quản trị nhân sự, rất có thể doanh nghiệp sẽ đối mặt với tình trạng “chảy máu chất xám”. Tổn thất lúc đó không chỉ dừng lại ở số lượng nhân sự, mà còn ảnh hưởng đến guồng quay của toàn doanh nghiệp như doanh thu sụt giảm, chi phí tuyển dụng “dội” lên cao và rất nhiều hao tổn liên quan khác khi phải thay người.
Điều này sẽ góp phần giúp đối thủ của bạn có nhiều ưu thế hơn trên cả thị trường lao động và thị trường kinh doanh. Do đó, giữ chân nhân viên là điều tất yếu mà mọi doanh nghiệp phải thực hiện nếu muốn cạnh tranh thành công.
Vì sao nhân viên của bạn nghỉ việc? Nguyên nhân và cách khắc phục
Công việc hiện tại ít có khả năng phát triển
Nhân viên không phải ai đi làm cũng vì tiền, nhất là những nhân viên giỏi và có đam mê với nghệ. Họ luôn mong muốn có được một lộ trình thăng tiến cụ thể và cơ hội phát triển năng lực cá nhân mỗi ngày. Và vì thế việc “dậm chân tại chỗ” là một bước lùi khá lớn trong sự nghiệp của họ.
Việc nhân viên đánh giá thấp khả năng phát triển của công việc hiện tại có thể xuất phát từ việc doanh nghiệp của bạn chưa có lộ trình phát triển phù hợp cho từng nhân sự hoặc lộ trình này chưa được truyền đạt một cách tích cực đến nhân viên. Do đó, để giữ chân nhân sự, hãy cho họ thấy công ty bạn là một môi trường tốt giúp họ phát huy hết khả năng của mình, có cơ hội thăng tiến cao hơn trong công việc.
Để làm được điều này, doanh nghiệp cần:
• Xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng và kết nối với từng nhân sự
Trong thị trường nhân sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, lộ trình công danh càng trở nên quan trọng hơn để giữ chân nhân viên lâu dài, nhất là đối với những người có năng lực. Khi được áp dụng đúng cách, lộ trình công danh không chỉ giúp nhân viên nhìn thấy tiềm năng phát triển nghề nghiệp của họ, mà còn đặt ra các cột mốc rõ ràng để tạo động lực cho mỗi người đi trên lộ trình đó.
• Chỉ rõ cho nhân viên thấy lộ trình phát triển của công việc hiện tại, gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp và phát triển bản thân.
• Thiết kế các chương trình đào tạo nội bộ, phát triển năng lực và kỹ năng của người lao động.
Mức lương, thưởng, đãi ngộ không tương xứng với năng lực
Chính sách lương là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân nhân tài. Nếu nhân viên không có được chế độ phúc lợi tương xứng với năng lực họ cống hiến, chắc chắn họ sẽ không muốn gắn bó lâu dài. Tuy nhiên, tùy vào loại hình doanh nghiệp cũng như giai đoạn phát triển sẽ có những chính sách khác nhau. Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp cần tiếp tục đánh giá, điều chỉnh mức lương để cân bằng giữa khả năng tài chính, nhu cầu tuyển dụng và mức độ cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, bổ sung thêm các chính sách thưởng, đãi ngộ khác để gia tăng lợi thế cạnh tranh trong tuyển dụng, thu hút nhân tài về cho doanh nghiệp.
• Tham khảo mức lương trung bình theo các vị trí, cấp bậc, số năm kinh nghiệm trên thị trường để đưa ra chính sách lương, thưởng và đãi ngộ phù hợp, và gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Nếu mức lương của doanh nghiệp đề nghị dưới Mức lương trung bình thấp thì mức lương này chưa lý tưởng, vì đa phần người tìm việc có vị trí tương đương trên thị trường hiện nay đang nhận được mức lương cao hơn mức lương đề nghị của doanh nghiệp bạn. Nếu doanh nghiệp bạn đề nghị mức lương trong khoảng giữa Mức lương trung bình thấp và Mức lương trung bình cao, thì mức lương này sẽ phù hợp với mặt bằng chung của thị trường. Nếu doanh nghiệp bạn đề nghị mức lương cao hơn Mức lương trung bình cao thì mức lương này có tính cạnh tranh cao vì đa phần người tìm việc có vị trí tương đương trên thị trường hiện nay đang nhận được mức lương thấp hơn mức lương đề nghị của doanh nghiệp bạn.
• Ghi nhận và tưởng thưởng nhân viên kịp thời.
• Có thêm các chính trách hỗ trợ đối với nhân viên gắn bó (ví dụ: tăng số ngày nghỉ phép dựa trên thâm niên, các quyền lợi bổ sung cho nhân viên lâu năm…)
Quy trình, chính sách công ty không rõ ràng, minh bạch
Văn hóa công ty không phù hợp
Lời kết